Trang chủ / Danh mục món / Đồ uống / Tết Đoan Ngọ với những món ngon truyền thống

Tết Đoan Ngọ với những món ngon truyền thống

Bàn ghế ngoài trời cao cấp phù hợp bài trí các món ăn ba miền sang trọng Bàn ghế ngoài trời phù hợp với bạn

Một ngày đặc biệt như ngày Tết Đoan Ngọ 5/5, các bà nội trợ có thể tham khảo danh sách những món ngon đặc trưng dưới đây để có một bữa cơm ngon, đúng truyền thống.

Dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 cũng là dịp để các thành viên trong gia đình dù đi đâu, làm gì cũng quay về quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên. Những món ngon cho dịp Tết Đoan Ngọ như thịt vịt, rượu nếp và bánh tro ngoài tác dụng diệt trừ sâu bọ như quan niệm dân gian, còn giúp thanh mát cơ thể trong những ngày hè nắng nóng.

Dưới đây là những món ngon không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết Đoan Ngọ:

1. Cơm rượu nếp

Theo báo Gia đình Việt Nam, với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiểu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.

Những món ngon truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - Ảnh 1

2. Bánh tro

Khám Phá cho biết, cùng với nhiều loại hoa quả đầu mùa như mận, vải, xoài, măng cụt…, bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú tro, bánh gio hay bánh âm. Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Tùy từng nơi bánh được gói theo các hình dáng khác nhau như thuôn dài hay chóp tam giác. Bên trong bánh thường là nhân mặn hoặc ngọt, đôi khi không nhân. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

Những món ngon truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - Ảnh 2

3. Thịt vịt

Theo Tri thức trực tuyến, người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.

Những món ngon truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - Ảnh 3

4. Chè kê

Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.

Những món ngon truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - Ảnh 4

Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Bởi thế vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.

5. Các món ngon từ hoa quả

Những món ngon truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - Ảnh 5

Những món tránh miệng sau bữa cơm gia đình trong ngày Tết Đoan Ngọ đều là hoa quả, những trái mận chín, vải đầu mùa, hay dưa lê, đào… đều được các bà nội trợ chuẩn bị từ sáng.

Bình luận

comments

Tác giả: admin

Bài hay nên xem

Rau củ xào tôm ngon ngọt cho bữa tối

Bàn ghế ngoài trời cao cấp phù hợp bài trí các món ăn ba miền …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *